Chùa Keo Thái Bình, một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, xây dựng từ năm 1630-1632, là biểu tượng của nghệ thuật kiến trúc đỉnh cao thế kỷ 17. Với thiết kế theo kiểu “nội công ngoại quốc” và “tiền Phật hậu Thánh”, chùa Keo nổi tiếng với những chạm khắc tinh xảo và giàu sức sống.
Đặc biệt, bộ cánh cửa gian giữa tam quan nội của chùa được coi là bộ cửa đẹp nhất trong kiến trúc cổ Việt Nam. Những hoa văn trang trí lửa hóa long, sóng nước và vân mây trên cửa tạo nên vẻ đẹp sinh động, biến tấm gỗ thành tác phẩm nghệ thuật sống động. Hiện vật này hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2017.
Cánh cửa chạm rồng, Chùa Keo, tỉnh Thái Bình, Thế kỷ XVII, gỗ, 226x244x7cm đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Khám phá vẻ đẹp Chùa Keo trên lụa DeSilk
Với con mắt tinh tường và sự tôn kính đối với nghệ thuật truyền thống, Giám đốc Nghệ thuật của DeSilk đã khai thác vẻ đẹp của bộ cánh cửa chùa Keo lên lụa trong Bộ sưu tập Nghề thủ công Truyền thống như một cách tôn vinh nghề chạm khắc gỗ. Các nghệ nhân dùng bàn tay khéo léo cùng những dụng cụ chuyên dụng để đục, khắc và mài đi các phần thừa, khai thác tối đa những đường nét của vân gỗ. Kết quả là tạo ra những hoa văn hoạ tiết tinh xảo, đường nét uốn lượn mềm mại theo một bố cục hoàn chỉnh
Thiết kế mang tên Chùa Keo với bốn phiên bản màu: xanh ghi, vàng nâu, cam đỏ và cam hồng đem đến những cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật chạm khắc gỗ tthời Lê cùng hoa văn họa tiết tầng tầng, lớp lớp, uyển chuyển, nhịp nhàng, gợi chiều sâu không gian, nhìn như bị hút vào bên trong.
Những tấm lụa, khăn lụa Chùa Keo nhanh chóng trở thành sản phẩm được yêu thích, đặc biệt là đối với các đại sứ và nhà ngoại giao muốn giới thiệu văn hóa, lịch sử và nghệ thuật Việt Nam với bạn bè quốc tế thông qua những bộ trang phục, phụ kiện lụa tơ tằm cao cấp.
Áo dài may bằng tấm lụa Chùa Keo - Biểu tượng tinh tế của Phật giáo Việt Nam
Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chọn mặc chiếc áo dài may bằng tấm lụa Chùa Keo sắc vàng nâu của DeSilk trong chuyến công tác tại Thái Lan. Hoa văn và màu sắc của chiếc áo dài lụa không chỉ thể hiện vẻ đẹp tinh tế mà còn minh chứng cho sự hiểu biết sâu sắc và lòng tự hào về văn hóa dân tộc. Bà xuất hiện rạng ngời trong sự kiện Đại lễ kỷ niệm 190 năm thành lập Chùa Khánh Thọ, ngôi chùa Việt cổ đầu tiên tại Thái Lan được công nhận chính thức và gắn biển tên tiếng Việt, tọa lạc tại tỉnh Kanchanaburi.
Ý nghĩa sâu sắc của họa tiết thời Lê
Các họa tiết trang trí thời Lê với hình tượng rồng, mây đao lửa mang ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa, lịch sử và nghệ thuật của Việt Nam. Chúng không chỉ đẹp mắt mà còn thể hiện lòng tự hào và tinh thần đồng hành của dân tộc Việt. Sự lựa chọn trang phục của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng không chỉ là vấn đề thời trang mà còn truyền tải những thông điệp văn hóa giá trị của Việt Nam tới cộng đồng quốc tế.
DeSilk tự hào mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm lụa tơ tằm thượng hạng, mỗi tấm lụa là một câu chuyện, một minh chứng cho sự khéo léo, tài hoa và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt. Chúng tôi hy vọng, mỗi sản phẩm của DeSilk sẽ là một cầu nối văn hóa, đưa tinh hoa nghệ thuật Việt Nam bay xa hơn trên bản đồ thế giới.
DeSilk xin được giới thiệu chùm ảnh Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng với chiếc áo dài lụa hoạ tiết chùa Keo trong chuyến công tác Thái Lan được đăng tải trên các báo Nhân Dân, VOV, Tin tức...
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: