
***
![]() |
|
![]() |
![]() |
Từ làng quê bình dị, từ những đôi tay tỉ mỉ của những người thợ thủ công đam mê với nghề tại làng dệt đũi tơ tằm Nam Cao (Thái Bình), qua bàn tay tài hoa của NTK trẻ Phan Đăng Hoàng, trang phục được thiết kế từ đũi tơ tằm đã “biến hóa "thành những tác phẩm ấn tượng trên sàn diễn tại Cung điện Hoàng gia Milan thuộc khuôn khổ Tuần lễ thời trang Milan Fashion Week 2025 vừa diễn ra mới đây... Những người nói dài di sản sợi đùi Nam Cao thêm tự hào và động lực để hồi sinh nghề truyền thống của cha ông đã có từ hơn 4 thế kỷ trước.
KHI TÌNH YÊU ĐỦ LỚN THÌ KINH NGHIỆM SẼ ĐỦ SÂU
Anh Nguyễn Đình Thượng - thế hệ thứ bốn của gia tộc họ Nguyễn Đình theo nghề truyền thống dệt đối Nam Cao đã bộc bạch như vậy khi kể về những bước thăng trầm của làng nghề, từ lúc hoàng kim đến lúc tưởng như bị mai một, giờ đã hồi sinh vươn mình ra thế giới, chạm đến xu thế mới của làng thời trang. Mới đây nhất, đũi Nam Cao đã được NTK trẻ Phan Đăng Hoàng chọn lựa đưa vào bộ sưu tập CERAMICS gây tiếng vang với bạn bè quốc tế tại một Kinh đô thời trang lớn của thế giới.
Anh Thượng bộc bạch: Đũi Nam Cao đã không còn đơn thuần là một chất liệu được làm thủ công từ bàn tay của những người thợ mà đã dệt nên những giá trị mới trong làng thời trang và ghi dấu ấn thân thiện với người tiêu dùng hiện đại. Câu chuyện về di sản văn hóa phi vật thể một lần nữa lại được nóng lên trên sàn diễn quốc tế. Tình yêu với nghề truyền thống đủ lớn sẽ đem lại những kinh nghiệm quý giá khi mang chuông đi đánh xứ người
Đũi Nam Cao đã không còn đơn thuần là một chất liệu được làm thủ công từ bàn tay của những người thợ mà đã dệt nên những giá trị mới trong làng thời trang và ghi dấu ấn thân thiện với người tiêu dùng hiện đại. Câu chuyện về di sản văn hóa phi vật thể một lần nữa lại được nóng lên trên sàn diễn quốc tế.
Anh cho biết, theo các tài liệu lịch sử, nghề kéo sợi, dệt đũi tơ tằm nơi đây đã có từ hơn 440 năm trước. Năm 1584, có ba bà Nguyễn Thị Liên - Từ Liên, Nguyễn Thị An - Từ An, Nguyễn Thị Nương - Nhất Nương, thuộc làng dâu tằm Vân Xá, vùng Sơn Tây(nay là thị xã Sơn Tây, Hà Nội) lấy chồng làng Cao Bạt, sau đó trở về quê hương học nghề tầm tang rồi truyền nghề cho nơi đây. Trải qua một thời gian dài từ lúc nghề tầm tang bắt đầu có tại Nam Cao, người dân làm chủ yếu bằng công cụ thô sơ. Vải đũi Nam Cao dệt ra chủ yếu dùng để may quần áo thưởng cho người dân, sau đó là quần áo tử thân, ngũ thân. Đến thời kỳ Pháp thuộc, khi người Pháp nhận thấy được tính chất đặc biệt của vải đũi tơ tằm, nên họ đã đặt hàng nhiều nơi sản xuất, trong đó có làng Nam Cao. Vải dùng để may áo vest, áo măng tô nam. Lúc bấy giờ trong làng dệt Nam Cao chỉ có khung cửi Con Cò dệt dùng tay phi thoi qua lại, nên chỉ dệt được khổ vài rộng từ 35cm đến 40cm, vài dệt ra không đủ may tấm vạt áo sau lưng, năng suất và chất lượng cũng chưa cao... Có những giai đoạn, làng nghề tưởng chừng như đã bị mai một, không còn nhiều gia đình mặn mà với nghề truyền thống của cha ông. Nhưng rối, với mong muốn níu giữ lấy nghề, nhiều nghệ nhân trong làng đã nỗ lực vực dậy di sản của quê hương, để đũi Nam Cao không chỉ là quá khứ mà vẫn có thể vươn mình trong tương lai trong sự hồi sinh của các làng nghề truyền thống và sự phát triển theo xu hướng bền vững của lĩnh vực thời trang.
Trong chiều dài hơn 4 thế kỷ làng nghề hình thành và phát triển, gia đình anh Nguyễn Đình Thượng đã có truyền thống trên 100 năm làm nghề dệt đũi, từ thời ông nội anh là ông Nguyễn Đình Bán được người dân trong làng coi là "tổ sư nghề dệt đũi, ông Bản là người đầu tiên có công trong việc nghiên cứu ra chiếc khung cửi khổ rộng 90cm cho làng dệt đũi Nam Cao, giúp đưa đũi Nam Cao phát triển bùng nổ giai đoạn 1933 đến năm 1994, đến bố anh là ông Nguyễn Đình Đại hiện vẫn đang bền bỉ giữ nghề và anh Thượng tiếp tục nối bước cha ông để phát triển nghề, ông Đại cũng là người có công tạo ra nhiều mặt vải đũi tơ tằm mới và là người đặt nền móng phát triển thị trường quốc tế cho đũi Nam Cao. Với họ, đi qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đến nay gia đình vẫn còn giữ được ngọn lửa đam mê với nghề là bởi luôn đau đáu với trách nhiệm gìn giữ và phát triển di sản quê hương.
Những xưởng dệt mới, khung cửi mới được ra đời, lách cách theo thăng trầm thời gian đưa đũi Nam Cao phát triển vươn tầm từ thị trường trong nước đến nước bạn Lào, Thái Lan rồi sang một số thị trường Nhật, Hàn, Pháp, Ý.. Có thời điểm thị trưởng phát triển mạnh vào thập kỷ 20, số lượng khung dệt trong xã Nam Cao và các xã lân cận lên tới hơn 1.500 chiếc, tạo công ăn việc làm cho 3.000 đến 5.000 nhân khẩu. Giai đoạn này các khung cửi đã chuyển hầu hết từ dệt thủ công sang khung dệt bản thủ công, khung dùng mô tơ điện... Doanh nghiệp Đại Hòa (Daihoasilk) của gia đình anh Nguyễn Đinh Thượng hàng tháng tiêu thụ từ 100.000 đến 150.000 mét vuông vải với kỹ thuật dệt tạo ra mặt vài mới ngày càng độc đáo như dệt vân trơn, vẫn quả bàng, vẫn xương cả, vẫn chéo... Sau khi thị trường quốc tế chậm lại, doanh nghiệp Đại Hòa tìm hướng phát triển thị trường nội địa, các dòng hàng mới như khăn mặt, khăn tắm từ đũi tơ tầm, các dòng vải lụa tơ tầm dành cho thời trang cổ phục, dòng vải đũi tơ tằm dành thời trang cao cấp, doanh nghiệp vẫn duy trì công ăn việc làm cho 150 đến 200 lao động trong xã.
Tháng 11 năm 2023, thương hiệu Đũi Nam Cao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận nghề dệt đũi được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến đầu năm 2024, ông Nguyễn Đình Đại cũng được đề cử là nghệ nhân chính thức đầu tiên của làng dệt Đũi Nam Cao.
QUẢN TRỊ MỚI, HIỆU ỨNG MỚI
Theo anh Nguyễn Đình Thượng, muốn nghề phục hồi phát triển trở lại, thì doanh nghiệp làm nghề phải thay đối cách quản trị và người làm nghề phải thay đổi tư duy sản xuất để làm ra những sản phẩm thực sự có giá trị với người sử dụng. Nếu như trước đây, người thợ chỉ biết dệt ra các sản phẩm như một thói quen và kinh nghiệm làm nghề mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, độ tinh tế của vải đũi thì giờ đây phải thay đối lại cách nhìn nhận để đổi mới cách làm, kỹ thuật sản xuất và nâng tầm chất lượng sản phẩm. Để dệt ra được mặt hàng phù hợp với dòng thời trang cao cấp. cần phải phân loại và kiểm soát rất kỹ nguồn sợi, xử lý sợi
trước khi đưa vào dệt. Bên khung cửi dệt bằng tay đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, khéo léo và tinh tế hơn để có được sản phẩm với bề mặt mịn và chắc đều hơn, có thể đưa vào sản xuất dòng sản phẩm cao cấp, mang lại giá trị cao cho đũi tơ tằm...
Bên cạnh thay đổi tư duy và nâng tay nghề người thợ, doanh nghiệp Đại Hỏa còn tập trung vào quản trị sợi đũi tơ tằm. Anh kể: “Khi chúng tôi quyết định phát triển thị trưởng nội địa cho dòng vài đùi tơ tằm thời trang cao cấp, va vấp với nhiều thách thức, điều chúng tôi trăn trở nhất là phải quản trị được chất lượng sợi đũi tơ tằm. Đây là khó khăn tồn tại mấy trăm năm nay ở làng nghề đũi Nam Cao".
Theo anh Thượng, đối với vải đũi tơ tằm dành cho trang phục cao cấp, thành hay bại thì khâu quản trị sợi chiếm đến 70%. Tuy nhiên, từ trước đến nay sợi được kéo từ rất nhiều loại kén khác nhau, từ kén tằm chết. ố loang, kén lấy giống, kén sau khi ươm tơ đến kén cắt lấy nhộng làm nhộng trùng hạ thảo, kèn cắt trong mỹ phẩm, chưa kể kén giống vàng, giống trắng. Thợ thủ công thì người kéo sợi to, người kéo sợi nhỏ, người thợ thủ công có tay nghề cẩn thận thi vê săn chắc, người làm ẩu thì vê lỏng, tất cả những điều này ảnh hưởng trực diện đến chất lượng mặt vải.
Theo đó, gia đình anh Thượng đã hợp tác với một doanh nghiệp ươm tơ có tiếng tại tại Bảo Lộc, chuyên thu mua và xử lý kén bằng công nghệ để đảm bảo nguồn cung ổn định cả về chất lượng và số lượng cho kén. Đây được cho là vùng cho ra chất lượng kén đảm bảo cả về độ dai và dày của tơ. Kén ở đây thưởng có vòng tơ dài từ 1100-1.300 mét/tổ trong khi các vùng khác chỉ từ 700- 900 mét/ tổ. Cùng với đó, xưởng dệt áp dụng thêm trình xử lý sợi mới để đảm bảo cho sợi được chắc hơn nhưng vẫn đảm bảo sự đặc trưng của đũi là xốp thoảng.
Nổi nghề truyền thống nhưng phát triển theo xu thể hiện đại nên xưởng dệt của gia đình anh Thượng cũng dần tiệm cận với xu hướng xanh hóa, thân thiện với môi trường trong sản xuất vải đũi tơ tầm. Tính bền vững được thể hiện từ khâu nguyên liệu đầu vào đến nhuộm hoàn tất, cố gắng giữ được tính nguyên bản của sợi đãi từ chất liệu đến màu sắc, hạn chế sự pha trộn, pha màu của hóa chất.
Hiện nay, Daihoasilk đã sản xuất thành công sản phẩm vải được dệt từ kỹ thuật xử lý xước màu sợi đùi loại 3D/500 trước khi dệt, tạo bề mặt đủ dày và đứng khi lên đồ suit hay vest. Cùng với đó là một số mặt vải đũi tơ tằm có giá trị và tính ứng dụng cao vào thời trang hàng ngày như áo sơ mi, quần âu, vest và vảy theo kỹ thuật dệt vẫn trơn, vẫn chéo, satin. Để đạt được chất lượng này, anh Thượng cho rằng, đó là sự đồng lòng thay đổi tư duy của những con người tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, người dẫn dắt người làm kỹ thuật - người dệt - người làm kẻ người làm sợi và câu trả lời cuối cùng cho sự thành công phục hồi và phát triển di sản vẫn được đo bằng sự hài lòng của khách hàng.
Anh Thượng vui vẻ chia sẻ: “Chúng tôi đã có một tệp khách hàng "nghiện" mặc đũi tơ tằm vì đặc tính xốp nhẹ, thoảng sạch và mặc giữ dáng, không gây mùi hôi. Khi tình yêu đủ lớn cho di sản truyền thống thi kinh nghiệm sẽ đủ sâu để giữ nghề và phát triển. chúng tôi vẫn cố gắng từng ngày tìm giải pháp tốt hơn cho người làm và khách hàng yêu đãi tơ tằm"
Daihoasilk hiện tại đang tiêu thụ được 2/3 sản lượng sợi đùi được bà con trong xã kéo ra hàng ngày, số lượng lao động của xưởng đã tăng lên trên 300 người trong xã. Doanh nghiệp đang đặt mục tiêu phục hồi 500 lao động trong xã tham gia vào việc sản xuất đãi tơ tằm trong hai năm tới.
Anh Thượng trăn trở: "Mặc dù vẫn đang tiêu thụ 50-60% sản lượng đài kéo ra tại làng nghề, nhưng chúng tôi vẫn đau đầu khi chưa nâng được thu nhập cho người làm nghề kéo đài lên cao hơn hiện tại (hiện đang là 4-7 triệu đồng/người/tháng). Chúng tôi tin rằng, chỉ có thể sáng tạo và dệt ra mảnh vải đũi tơ tằm thực sự có giá trị có tính ứng dụng cao và thu hút được thêm nhiều khách hàng, mở rộng được thị trường năng được giá bán cao hơn nữa, lúc đó thu nhập cho người làm nghề sẽ tăng lên, khi đó nhiều thế hệ U50 - U60 sẽ quay lại làm nghề thay cho thế hệ U70- 180 như bây giờ.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: