Đây là điều hoàn toàn có thật và áp dụng trong luật pháp của Cộng hòa Venice, một quốc gia hùng mạnh từng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử châu Âu trong suốt thời Trung cổ và Phục hưng.
Tác phẩm “Venice, A view of the Grand Canal” - Venice, quang cảnh Kênh đào Lớn do họa sĩ Ernst Stache vẽ, năm 1890.
Mô hình nước cộng hoà được điều hành bởi những nhà quý tộc
Nhắc đến nước Ý, không ai không biết đến thành phố Venice. Thành phố trên mặt nước lãng mạn bậc nhất thế giới, nổi tiếng với những kênh đào uốn lượn, những chiếc gondola bồng bềnh và những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo và lễ hội hóa trang Carnival đầy màu sắc.
Nhưng bên cạnh sự thơ mộng của khung cảnh, thành phố còn ẩn chứa một lịch sử hào hùng ít người biết. Nơi đây từng là thủ đô của Cộng hòa Venice từ cuối thế kỷ 7 đến năm 1797. Quốc gia được điều hành bởi giới quý tộc Venice bằng hình thức Đại Hội đồng, từ đó chọn ra Doge - tổng trấn Venice. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mô hình Cộng hòa Venice đã được các Tổ phụ Lập quốc của nước Mỹ sao chép, dẫn đến việc thành lập nên Nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1776. Cộng hòa Venice bị Hoàng đế Napoleon phá hủy khi ông đánh chiếm thành phố và chấm dứt sự cai trị của vị Tổng trấn cuối cùng – người kế vị thứ 120.
Chân dung vị nhạc sĩ tài ba Antonio Vivaldi (1678 - 1780) tác giả bản giao hưởng “Bốn mùa” mà cả cuộc đời gắn bó với Venice
Trong suốt hơn một thiên niên kỷ tồn tại, Venice đã đóng vai trò như một cường quốc tài chính và hàng hải lớn. Với sự phát triển vượt bậc của của kỹ nghệ đóng tàu, các đoàn thuyền buôn Venice tỏa đi khắp các nơi và mang về những hàng hoá từ khắp thế giới: gia vị, rượu nho, dầu ô liu, đá quý, vàng bạc và không thể thiếu tơ lụa từ phương Đông.
Và đã là quý tộc, buộc phải mặc lụa
Tác phẩm sơn dầu ”Reception of Venetian Nobility” - Sự tiếp đón của giới quý tộc Venice -, dĩ nhiên các quý tộc trong tranh đều phải mặc trang phục lụa
Sự thành công trong lĩnh vực thương mại của Venice đã đóng góp đáng kể vào sự giàu có của thành phố và trở thành một phần của sự phát triển văn hóa và nghệ thuật. Các thương nhân - quý tộc giàu có của Cộng hòa Venice là những người am hiểu nghệ thuật và có gu thẩm mỹ rất cao. Chính họ là nhà bảo trợ hào phóng cho các nghệ sĩ và góp phần làm ra những công trình điêu khắc, những tác phẩm nghệ thuật vượt thời gian.
Và để phô trương cho sự giàu có, đẳng cấp, các quý tộc Venice có những quy định rất gắt gao về chuyện ăn mặc. Thậm chí họ còn lập ra các quy tắc cho tầng lớp quý tộc Venice, trong đó có ghi rõ: Mọi thành viên quý tộc Venice, khi họ ra ngoài công cộng, phải mặc lụa quý phái. Họ phải đặc biệt ở nơi công cộng, HỌ PHẢI NHƯ VẬY. Nếu không, họ có thể bị tước bỏ địa vị quý tộc.
Tác phẩm sơn dầu “Portrait of Doge Giovanni II Corner” - Chân dung của Tổng trấn Giovanni II Corner - do họa sĩ Giovanni Domenico Tiepolo vẽ, khoảng năm 1715 mô tả vị Tổng trấn với lối phục sức xa hoa may toàn bằng lụa cao cấp
Kết
Lụa luôn khiến người mặc trở nên đặc biệt. Và giới quý tộc Venice hoàn toàn ý thức được điều này. Hẳn là các khách hàng của DeSilk cũng cảm nhận được sự đặc biệt này khi khoác lên mình những thiết kế lụa tinh tế, sang trọng.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: