NHÌN LẠI NHỮNG KHOẢNH KHẮC ẤN TƯỢNG TẠI CHƯƠNG TRÌNH “DÒNG CHẢY VĂN HOÁ TRONG LỤA VIỆT”
| 08/10/2022Lụa tơ tằm truyền thống Việt Nam có một sức hút vô cùng mãnh liệt, chia sẻ của ông Trần Nhất Hoàng Phó cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế - Bộ VHTT&DL khi nói về chiếc khăn DeSilk trưng bày tại Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO Dubai. Và đó cũng là cảm nhận, ấn tượng chung của những vị khách mời đã có mặt tại showroom mới khai trương của DeSilk tại 37E Văn Miếu để tham gia chương trình “Dòng chảy văn hoá trong lụa Việt” do DeSilk kết hợp với đài truyền hình Hà Nội tổ chức dưới sự dẫn dắt duyên dáng của MC Anh Thư.
Tiết thời cuối thu mát mẻ với ánh nắng vàng dịu nhẹ, giữa trung tâm của Hà Nội mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, các vị khách mời đã cùng nhà sáng lập DeSilk Văn Hằng điểm lại lịch sử của nghề tơ lụa Việt Nam có cả từ nghìn năm trước.
Sử sách đã ghi lại, dưới triều vua Lý Thái Tông (1000 – 1054), kế thừa đường lối tự chủ dân tộc từ vua cha là Lý Thái Tổ, nhà vua đã chủ trương cho người dân phát triển việc tầm tang, canh cửi. Ông còn khuyến khích các cung nữ trong cung học dệt rồi tìm ra phương pháp, kỹ thuật để làm ra các loại gấm vóc không thua gì hàng Trung Quốc. Từ đó, ông chủ trương trong cung chỉ dùng các hàng tơ lụa trong nước tự sản xuất.
Nếu câu chuyện của Nhà sáng lập Văn Hằng là về sự kế thừa và phát huy những nét đẹp của lụa tơ tằm tự nhiên Việt Nam và sự may mắn được các vị khách hàng trong nước đón nhận và yêu quý. Thì câu chuyện của ông Trần Nhất Hoàng là sự khâm phục và trân trọng của các vị khách quốc tế khi chiêm ngưỡng, lắng nghe và cảm nhận sự sâu sắc, nét đẹp kết tinh giữa truyền thống và hiện đại của lụa Việt Nam trong suốt 6 tháng diễn gia Triển lãm EXPO. Chiếc khăn Julia hồng ngọc đó giờ được bàn giao và trở thành điểm nhấn trong không gian trưng bày của DeSilk.
Được đặt tại một vị trí đắc địa trong lòng phố cổ Hà Nội, với một diện tích rộng rãi, được bài trí theo phong cách giao thao giữa hiện đại – truyền thống, sử dụng các vật liệu thân thiện như mây, tre, showroom DeSilk mới đi vào hoạt động tại 37E Văn Miếu vốn là tâm huyết của Nhà sáng lập Văn Hằng muốn các khách hàng có được một nơi gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ những câu chuyện về lụa, tiếp nối dòng chảy văn hoá mà ông cha đã khơi nguồn từ buổi đầu dựng nước…
Một số hình ảnh đáng nhớ khác:
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: