Chiếm 75% năng lực ươm tơ và 70% năng lực se tơ dệt lụa cả nước, lụa tơ tằm Bảo Lộc với chất lượng vượt trội đã trở thành mặt hàng thời trang được khách hàng trong nước và quốc tế ưa thích, dùng cho bản thân hoặc làm quà tặng, xuất đi các thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tơ lụa Bảo Lộc, một thương hiệu nổi tiếng đã được khẳng định từ những năm 60 của thế kỷ XX đã và đang dệt nên một chân dung mới, chân dung của sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống đậm chất văn hóa.
Từ những viên gạch đầu tiên của các chuyên gia Nhật Bản
Theo các ghi chép của Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, năm 1965, Nhật Bản đã cử chuyên gia sang miền Nam Việt Nam tiến hành khảo sát về thổ nhưỡng, thời tiết. Trồng thử giống dâu, nuôi thử giống tằm.
Dựa trên kết quả đánh giá toàn diện các điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu các chuyên gia Nhật Bản chọn Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) nơi trồng dâu, nuôi tằm với các giống tốt nhất của Nhật Bản thời đó.
Năm 1968, người Nhật bắt tay xây dựng Trung tâm tằm tang Bảo Lộc. Với khí hậu mát quanh năm, điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) có điều kiện tự nhiên quanh năm thích hợp với nghề trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa. Sau năm 1975, Trung tâm tằm tang Bảo Lộc được tiếp quản trở thành nơi cung cấp giống tằm cho cả nước. Về sau, phát triển thành một liên hiệp dâu tằm tơ chuyên sản xuất giống, trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ dệt lụa.
Sau một thời gian lận đật, biến động với biết bao thăng trầm, nhiều nhà máy, xí nghiệp thua lỗ giải thể, công nhân thất nghiệp. Nhưng một số nghệ nhân, hộ gia đình vẫn lặng thầm trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa tại hộ gia đình, hoặc duy trì cơ sở sản xuất tư nhân để bảo tồn nghề của cha ông để lại. Có lẽ nhờ vậy, nghề tơ lụa Bảo Lộc sau thời gian dài “leo lắt” đã đến ngày “hồi sinh”
Đến thương hiệu lụa Bảo Lộc vang danh khắp nơi
Sau nhiều năm “thăng trầm”, đến nay, bằng những nỗ lực không ngừng, thành phố Bảo Lộc đang dần khẳng định vị trí “thủ phủ” tơ lụa Việt Nam của mình, là nơi ươm tơ mở lối cho tơ lụa Việt. Nơi đây được quy hoạch phát triển là thủ đô của tơ lụa Việt Nam từ năm 1995.
Xưởng dệt tại Bảo Lộc. Ảnh Cảnh DV
Năm 2018 là một năm tạo được nhiều dấu ấn và bước tiến ngoạn mục của ngành tơ lụa Việt Nam, mà trong đó tơ lụa Bảo Lộc luôn dẫn vị trí cao nhất. Theo ông Đoàn Kim Đình, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc, hiện trên địa bàn thành phố có hơn 30 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất sản phẩm phong phú về mẫu mã, đa dạng về chủng loại và ổn định về chất lượng nên từ lâu sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc đã được khách hàng trong nước ưa chuộng và xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Lụa Bảo Lộc đã xuất hiện trong bộ sưu tập của nhiều nhà thiết kế trong nước và quốc tế.
Tại Bảo Lộc, trong vài năm trở lại đây, sản lượng tơ, lụa ổn định ở mức khoảng 1000 tấn tơ tằm một năm, khoảng 3,5 triệu m2 lụa, kim ngạch xuất khẩu tơ lụa hàng năm khoảng 16 - 18 triệu USD.. Đây là vùng chuyên sản xuất tơ và lụa tơ tằm, không sản xuất sợ pha hoặc lụa có pha sợi tổng hợp. Các xưởng dệt ở Bảo Lộc đã xuất khẩu lụa Satinh dùng may Kimono (trang phục truyền thống Nhật Bản); lụa Yozu (dùng may khăn đội đầu ở các nước khối Ả Rập, Ấn Độ; vải lụa Habuta, CDC dùng may âu phục cao cấp…
Founder kiêm CEO Văn Hằng làm việc với đối tác Bảo Lộc để chọn những sản phẩm lụa có chất lượng tốt nhất. Ảnh: Cảnh DV
DeSilk cam kết sử dụng 100% lụa tơ tằm Bảo Lộc cao cấp nhất trong các sản phẩm của mình. Lụa DeSilk lựa được kết thành từ những sợi tơ tằm thượng hạng, được tuyển chọn kỹ lưỡng, hoàn toàn tinh khiết, dẻo dai, mềm mại với độ bóng cao. Chính vì vậy khi chạm vào lụa DeSilk bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt giữa lụa tơ tằm cao cấp nhất kết hợp với thiết kế đẹp mắt đến từ Thụy Sĩ. |
Tags: Lịch sử tơ lụa | Dấu ấn Lụa Việt
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: