Áo dài - Hiện thân tinh hoa Việt

I. Áo dài - Hiện thân tinh hoa Việt

Các triều đại Lý - Trần - Lê với áo giao lĩnh

Thế kỷ 18 với áo dài tứ thân

Thế kỷ 19 với chiếc áo dài ngũ thân

Áo dài Le Mur 1930

Áo dài Lê Phổ 1950

Áo dài Raglan 1960

Áo dài từ những năm 1970 đến nay

II Lụa tơ tằm - chất liệu hoàn hảo để may áo dài

Công dụng

Ý nghĩa 

DeSilk - thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam

***

III Trình diễn các mẫu áo dài của DeSilk

Áo dài lụa chéo hoạ tiết sen 

Áo dài lụa chiffon hoạ tiết sen

Áo dài lụa hoạ tiết Mười tám vị La Hán

Áo dài lụa hoạ tiết Dát vàng

Áo dài lụa hoạ tiết Khắc đá

Áo dài lụa hoạ tiết Chùa Keo

Áo dài lụa hoạ tiết Sơn mài Khảm trứng T2

Áo dài lụa hoạ tiết Sơn mài Khảm trứng T8

 

Áo dài - Tâm hồn người Việt

Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến “Áo dài”. Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Khi Hai Bà Trưng cưỡi voi đeo lọng ra trận dành độc lập tự do cho dân tộc, hình ảnh áo dài Việt Nam đã xuất hiện trong đời sống người Việt hay xuất hiện trên các trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ và thạp đồng Đào Thịnh. Nói chung, tà áo dài Việt đã đi cùng những năm tháng hào hùng của dân tộc, trở thành niềm tự hào, biểu tượng của người Việt Nam được bạn bè quốc tế ghi nhận. Theo từng thời kỳ cùng với những diễn biến của tiến trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài vẫn luôn trường tồn theo dòng thời gian. Đây vẫn là trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn lịch sử lâu đời của Việt Nam ngàn năm văn hiến. 


Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh đuổi quân giặc (tranh dân gian Đông Hồ)

Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt. Áo dài là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam bởi chứa đựng trong đó là những tinh hoa, tâm hồn, tính cách của người Việt Nam. Dẫu trải qua thăng trầm, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên giá trị trong đời sống văn hóa và tinh thần trong xã hội Việt Nam .

Các triều đại Lý - Trần - Lê với áo giao lĩnh

Áo giao lĩnh còn được biết đến với tên trường lĩnh, tràng vạt, đối lĩnh là một dạng áo cổ phổ biến ở Việt Nam vào thời Lý - Trần - Lê. Kiểu áo mang kiểu dáng sơ khai của áo dài Việt Nam, có cổ áo giao nhau ở trước ngực, vạt nằm trên sẽ chéo qua bên phải của người mặc, bên trái của người nhìn. Áo may kích thước rộng, xẻ 2 bên hông hay còn được gọi là tà. Từ xưa, loại áo này thường có nhiều kiểu ống tay áo, nhưng chủ yếu phân biệt ở dạng tay thụng rộng hoặc tay hẹp bó sát.

Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lĩnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp.
Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lĩnh tay bó được ghi lại ở tài liệu của Pháp.

Thế kỷ 18 với áo dài tứ thân

Để thuận tiện hơn trong công việc, lao động và đi lại, chiếc áo giao lĩnh được thiết kế gọn lại thành áo tứ thân cho đến nay được các liền chị Kinh Bắc mặc khi hát quan họ.

Áo tứ thân được thiết kế với bốn thân áo, hai cái ở trước và hai cái ở sau. Vạt sau được khâu lại gọi là sống áo. Trong khi đó, vạt trước được để tách riêng. Áo sẽ không có khuy cài mà chỉ dùng vạt buộc ở trước hoặc dây thắt riêng. Ngoài ra, trang phục cũng có thiết kế tay dài, bó nhẹ ở ống. Phần tà áo sau dài ngang bắp chân, thường được mặc cùng đầm đụp màu đen, áo lót mặc trong là áo yếm.


Trình diễn áo tứ thân tại buổi trình diễn Áo dài cổ phục Việt do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm UNESCO Hỗ trợ Bảo tồn & Phát triển Nghệ thuật Việt Nam tổ chức 

Thế kỷ 19 với chiếc áo dài ngũ thân

Dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn, sự xuất hiện của chiếc áo dài ngũ thân được ra đời nhằm tạo ra sự cách biệt giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp nông dân. Áo may cổ đứng có 5 phần, vì thời xưa công nghệ chưa phát triển, khổ vải dệt từ tơ tằm chỉ được 30 cm đến 50 cm, khi may thành tà áo phải nối lại gọi là đối sóng hay nối sóng, cho nên áo ngũ thân có tất cả là 4 vạt chính và một vạt phụ gọi là áo 5 thân.

Trình diễn áo ngũ thân thân tại buổi trình diễn Áo dài cổ phục Việt do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm UNESCO Hỗ trợ Bảo tồn & Phát triển Nghệ thuật Việt Nam tổ chức 
Trình diễn áo ngũ thân thân tại buổi trình diễn Áo dài cổ phục Việt do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm UNESCO Hỗ trợ Bảo tồn & Phát triển Nghệ thuật Việt Nam tổ chức

Áo dài Le Mur 1930

Kiểu dáng áo dài Lemur được ra đời bởi bàn tay sáng tạo đến từ họa sĩ Cát Tường. Dựa trên áo ngũ thân, Cát Tường bắt đầu cách tân y phục của phụ nữ Việt. Ông nới rộng tay áo, bỏ đi phần cổ áo và thiết kế lại chiếc quần cùng tà áo để vừa vặn với cơ thể người phụ nữ hơn. Chiếc quần do Cát Tường cải tiến trở nên thon gọn và khoe được phần eo phụ nữ một cách hấp dẫn, gợi mở hơn so với loại quần ngày trước

Vào tháng 3/1934, hoạ sĩ Cát Tường đưa ra mẫu áo dài đầu tiên trên báo Phong Hóa số 90. Chiếc áo có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất, may ôm sát cơ thể, thắt ở eo, tay và cổ có viền nhỏ, khuy áo được mở sang hai bên sườn, tay áo phồng. Tuy nhiên, ông gặp phải rất nhiều sự phản đối của dư luận cho là bị lai Tây không đúng đắn phong tục tạp quán Việt Nam thời bấy giờ.

Áo dài Lemur từ bảo tàng áo dài của Sĩ Hoàng
Áo dài Lemur từ bảo tàng áo dài của Sĩ Hoàng

Áo dài Lê Phổ 1950

Sau áo dài Lemur, họa sĩ Lê Phổ cải tiến, kết hợp với áo tứ thân thành kiểu áo dài mới, gọi là áo dài Lê Phổ. Ông nâng cổ áo lên cao, dần thành áo có cổ viền, chiếc áo bó sát thân trên, mở hai vạt dưới, kết quả dẫn tới chiếc áo dài có tính truyền thống và hiện đại hơn và được hoan nghênh nhiệt liệt. Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam trở nên nổi tiếng.

  Áo dài Lê Phổ cổ cao được xem là mẫu nguyên gốc của thiết kế áo dài Việt hiện nay. Ảnh tư liệu
  Áo dài Lê Phổ cổ cao được xem là mẫu nguyên gốc của thiết kế áo dài Việt hiện nay. Ảnh tư liệu 

Áo dài Raglan 1960

Tiếp sau đó là áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc-lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.


Áo dài Raglan trên đường phố Sài Gòn những năm 60. Ảnh tư liệu

Áo dài từ những năm 1970 đến nay

Trải qua nhiều thời kỳ biến đổi từ kiểu dáng và chất liệu cho đến nay chiếc áo dài Việt Nam đã trở thành bộ quốc phục mang hơi thở dân tộc, tôn vốn, con người, bản sắc văn hóa Việt Nam. Mỗi chiếc áo dài đều đem đến nét đặc trưng gợi cảm, kín đáo cho người phụ nữ  mà không một bộ trang phục nào mang lại được. Ngày nay, vào những dịp Tết đến Xuân Về, các kỳ lễ hội, nghi thức lễ cưới hoặc tại các văn phòng cơ quan làm việc đều sử dụng chiếc áo dài truyền thống này. Khắp mọi miền lãnh thổ cho dù đi đến đâu bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy bộ quốc phục của đất nước Việt Nam.

Lụa tơ tằm - chất liệu hoàn hảo để may áo dài

Là quốc gia có nghề tơ lụa trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tơ lụa Việt Nam từ xưa đã nổi tiếng óng mượt, mịn màng và bền đẹp. Và từ bao giờ chiếc áo dài lụa đã đi vào thi ca nhạc hoạ, làm xao lòng những tao nhân mặc khách:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát.
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông 

Công dụng 

Nhắc đến tơ lụa là phải nhắc đến con tằm, một loại sâu bướm ăn lá dâu và nhả ra tơ trong quá trình kéo kén, nằm ở bên trong chờ ngày phá tổ chui ra để thành ngài. Chính vì để bảo vệ sự sống cho những con nhộng bên trong nên những sợi tơ với cấu tạo chủ yếu là protein tự nhiên (fibroin và sericin) rất bền chắc và có thể điều hoà nhiệt độ, ấm vào mùa đông và mát vào khi hè, đồng thời chống và kháng khuẩn cực cao. Loại sợi tơ mảnh này có tiết diện gần giống với hình tam giác, nên tạo ra độ bóng cao nên khi dệt thành lụa có khả năng phản chiếu ánh sáng ở nhiều góc độ khác nhau, tạo thành nét óng ánh bắt mắt, mang lại vẻ kiêu sa và sang trọng  cho người mặc. 

Và từ những cuộn tơ óng ả, người Việt xưa đã biết dệt nên nhiều thứ lụa tốt khác nhau như: Trừu là lụa thô và to sợi; lượt là lụa thưa và trơn; sa là lụa mỏng và trơn; the là lụa nhẹ màu sáng; xuyến là lụa trơn dày hơn, màu sáng; nhiễu là lụa trơn, dày và bền; là là lụa dệt bằng tơ nõn với những đường sọc nhỏ đều nhau và nhuộm đen; lãnh là lụa trơn, dày và nhuộm đen; đoạn cũng là một loại lãnh nhưng chất lượng tốt hơn; vóc là lụa bóng mịn có dệt hoa; văn là loại lụa có dệt hoa lớn, dày, chất lượng cao hơn và gấm là lụa cao cấp nhất.

Ý nghĩa

Khi mà xã hội ngày càng trân trọng những giá trị truyền thống và chất liệu tư nhiên thân thiện với môi trường thì lụa càng được người tiêu dùng đón nhận. Lụa vì thế không đơn thuần chỉ là một chất liệu may mặc thông thường mà nó còn là sản phẩm văn hóa đặc biệt mang đậm dấu ấn Việt Nam.

Khi người phụ nữ khoác lên mình chiếc áo dài lụa tha thướt, mềm mại luôn tạo ấn tượng đặc biệt trong mắt người đối diện, từ chất liệu đến hoa văn, kiểu dáng, đường may... đều là sự kết tinh của những người thợ giỏi Việt Nam để làm nên "quốc hồn, quốc tuý" của dân tộc. 

DeSilk - thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam

Thành lập năm 2018 bởi Nhà sáng lập Văn Hằng, mỗi thiết kế của DeSilk mang đến một câu chuyện, một cảm xúc khơi nguồn từ thiên nhiên, văn hoá và thủ công truyền thống Việt Nam, chắt lọc qua bàn tay và khối óc của các nghệ nhân. Mong muốn của DeSilk là quảng bá tinh hoa lụa của người Việt, đồng thời mang đến một luồng gió mới bằng các thiết kế hiện đại đến từ phương Tây, tái hiện qua con mắt của Giám đốc Nghệ thuật Minh Phạm, một người Thuỵ Sĩ gốc Việt. Sản phẩm của DeSilk đa dạng từ lụa nguyên tấm, khăn các kích cỡ, khẩu trang, cà vạt, trang phục may sẵn và đặc biệt là áo dài mang đến những trải nghiệm phong phú cho khách hàng.

***

Trình diễn các mẫu áo dài lụa của DeSilk

Mang những hoạ tiết đặc trưng Việt Nam, các mẫu áo dài lụa của DeSilk đem lại những ấn tượng mạnh mẽ qua Bộ sưu tập Hoa Sen và Bộ sưu tập Nghề thủ công truyền thống

Áo dài lụa chéo hoạ tiết sen - Bộ sưu tập Hoa Sen.

Tấm lụa chéo với họa tiết hoa sen độc đáo xếp lại như chiếc đuôi chim Khổng tước - một loài chim với nhiều ý nghĩa trong nền văn hóa Á Đông, là biểu tượng cho vẻ đẹp quyền quý và sang trọng.

Tấm lụa có nhiều màu: đỏ, cam, hồng, tím, xanh

Áo dài lụa chiffon hoạ tiết sen - Bộ sưu tập Hoa Sen.

Ứng dụng hoa sen vào lụa chiffon, nhà thiết kế của DeSilk đã làm ra tấm vải lụa trong mờ mỏng tang, rủ mềm và đàn hồi nhẹ nhàng cùng hoạ tiết hoa sen cách điệu xếp thành hình chiếc đuôi chim Phượng. Quan niệm của người phương Đông nói chung, phượng là một trong tứ linh (long, lân, quy, phượng) và là hiện thân của vẻ đẹp, sự mềm mại và thanh nhã. 

Tấm lụa có bốn màu: xanh, cam, hồng, ghi

Áo dài hoạ tiết Mười tám vị La Hán - Bộ sưu tập Nghề thủ công truyền thống

Mười tám tượng La Hán lưu giữ tại bảo tàng mỹ thuật Hà Nội là công trình nghệ thuật ghi dấu tài năng của những người thợ điêu khắc gỗ Việt Nam thế kỷ XVIII. Trải qua năm tháng, những nươc sơn ta trên bức tượng dần phai màu, oxy hoá, đôi chỗ bong tróc… Nhưng vì thế chúng càng trở nên độc đáo, trâm thầm bởi một lần nữa được thời gian ghi dấu ấn.

Tấm lụa có ba màu: đỏ, vàng, tím

Áo dài hoạ tiết Dát vàng - Bộ sưu tập Nghề thủ công truyền thống

Dát vàng mang lại cho một vật thể một vẻ ngoài mạ vàng lộng lẫy. Nghề dát vàng rất tinh xảo, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ sự kiên trì, cần mẫn, cẩn thận, tinh tế với nhiều công đoạn khác nhau. Từng lá vàng được chế tác bằng tay hết lá này lại lá khác, tác phần dần được hình thành từng chút một.

Tấm lụa có hai màu: vàng & vàng cam

Áo dài hoạ tiết Khắc đá - Bộ sưu tập Nghề thủ công truyền thống

Cảm hứng cho mẫu thiết kế là những bản khắc đá được thực hiện từ những thế kỷ trước. Hình đại diện là các loài linh vật thiêng liêng được người thợ tài ba chạm khắc trên đá. Chịu sự tác động của thời gian, một số các chi tiết đã bị đứt gẫy và bào mòn nhưng điều đó càng làm khiến chúng trở lên quyến rũ hơn.

Tấm lụa có bốn màu: xanh, nâu, ghi, chàm

Áo dài hoạ tiết Chùa Keo - Bộ sưu tập Nghề thủ công truyền thống

Cánh cửa chính của tam quan nội chùa Keo, Thái Bình là kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỉ 17 hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hoa văn truyền thống Việt Nam hình rồng, mặt trời, mây đao lửa chạm khắc tỉ mỉ, sống động trên đó đúc kết nhân sinh quan, sự sáng tạo và tài năng của người nghệ nhân xưa.

Tấm lụa có bốn màu: xanh, nâu, ghi, chàm

Áo dài hoạ tiết Sơn mài Khảm trứng T2 - Bộ sưu tập Nghề thủ công truyền thống

Kỹ thuật sơn mài khảm trứng là một nghề truyền thống lâu đời và duy nhẩt có ở Việt Nam. Mọi công đoạn đều được làm bằng tay bởi các nghệ nhân, những người tạo ra câu chuyện và phong cách riêng thông qua vô số mảnh vỏ trứng được tô điểm khéo léo.

Tấm lụa có nhiều màu

Áo dài hoạ tiết Sơn mài Khảm trứng T8 - Bộ sưu tập Nghề thủ công truyền thống

Kỹ thuật sơn mài khảm trứng là một nghề truyền thống lâu đời và duy nhẩt có ở Việt Nam. Mọi công đoạn đều được làm bằng tay bởi các nghệ nhân, những người tạo ra câu chuyện và phong cách riêng thông qua vô số mảnh vỏ trứng được tô điểm khéo léo.

Tấm lụa có nhiều màu